Người ta cho rằng người Nhật là những người yêu thích côn trùng nhất trên thế giới. Những con côn trùng mà họ yêu thích là chuồn chuồn, đom đóm và những loại côn trùng kêu vang vào mùa thu. Có khoảng 190 loài chuồn chuồn ở Nhật và số lượng mỗi loại rất nhiều. Sở dĩ ở Nhật có nhiều chuồn chuồn như vậy là do ở giai đoạn ấu trùng, chuồn chuồn sống ở dưới nước mà Nhật Bản lai có nhiều nước trên các cánh đồng lúa, sông suối nông, thuận lợi cho loài côn trùng này sinh sôi.
Bằng chứng đầu tiên cho thấy sự xuất hiện phổ biến của loài côn trùng này tại Nhật là hình ảnh chuồn chuồn trên những chiếc chuông Doutaku . Chuông này thường được dùng trong các nghi lễ được làm từ cuối thời Yayoi từ thế kỉ thứ 2 trước công nguyên cho đến thế kit thứ 3 sau công nguyên. Chuông làm bằng đồng và được trang trí họa tiết là những con chuồn chuồn , bọ gậy và nhện. Người Nhật cho đây là những loại côn trùng có ích đối với con người bởi chúng ăn các loại côn trùng phá lúa khác. Các nhà sử học thì cho rằng những bức tranh về côn trùng tượng trưng cho lời cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu.
Trong cuốn biên niên sử Nhật bản biên soạn năm 720, một cuốn sử về Nhật Bản cổ đại, có đề cập đến một loài côn trùng rất đặc biệt : Đó là chuồn chuồn, thời đó gọi là Akitsu. Biên niên sử cho biết, vị hoàng đế đầu tiên, Jimmu Tenno, leo lên một ngọn núi nhỏ ở Nara nhìn xuống vùng đất mà ông cai trị và nói : “ Hình dạng đất nước chúng ta giống như 2 con chuồn chuồn đang ABC với nhau”
Biên niên sử cũng kể rằng, vị hoàng đế thứ 21 Yuryaku Tenno, đang đi săn trên một cánh đồng rộng ở yoshino thì có một con mòng bay đến đậu trên cánh tay ông và đốt.Ngay lúc đó, có một con chuồn chuồn nhào xuống tay ông và bắt con mòng đi. Vị hoàng đế sau đó đã đặt cho vùng đất đó là Akitsu-no (Cánh đồng chuồn chuồn). Biên niên sử cho biết những sự kiện này đã đưa tới việc Nhật Bản có cái tên cổ là: Akitsu Shima - Quần đảo chuồn chuồn. Người Nhật xem chuồn chuồn như là loài côn trùng của sự chiến thắng Kachi mushi, mang đến sự may mắn. Chính vì thế mà trên mũ của những võ sĩ, nón của binh lính, biểu tượng của dòng họ và những vật dụng khác đều được trang trí bằng một con chuồn chuồn.
Cho đến tận bây giờ người Nhật vẫn thích hát bài hát : Akatonbo- con chuồn chuồn đỏ được sáng tác vào năm 1921. Ngày nay, rất nhiều ao đã được đào thêm dành cho chuồn chuồn trong nỗ lực bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ loài động vật này. Văn hóa chuồn chuồn hi vong sẽ được duy trì qua các thế hệ sau.
Mọi người thấy sao.tớ thấy chúng ta lấy linh vật của đội là con chuồn chuồn màu đỏ cũng khá hay đấy. Sau này để lên trang phục hay dán mặt đều ấn tượng cả.
Cũng có ý nghĩa nữa
Nhận xét
chuồn chuồn đỏ đc đấy, ủng hộ cả 4 chi nhá(các pác thông cảm e là đứa ba phải, thế nào cũg ok nhưng mừ nhỡ linh vật chuồn chuồn mà design có vấn đề ko khéo lại nhìn thành con ruồi thì bỏ xừ;)))
Trả lờiXóaem cũng đang lo như ty của em =))
Trả lờiXóachuồn chuồn 4 cánh mà cô
Trả lờiXóa